(DVO) - Trong những làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam có làng nghề nón lá Quế Minh (Quế Sơn). Trải qua hơn 400 năm tồn tại và phát triển, nghề nón lá Quế Minh khẳng định những giá trị khó thay thế của mình trong đời sống người dân Quảng Nam.
Hơn 400 năm tuổi
Cách đây 400 năm, làng nghề nón lá Quế Minh bắt đầu hình thành ở 2 làng là Diên Lộc và Đại Lộc. Lúc đầu chỉ có vài ba hộ làm nghề, sau đó phát triển hơn 300 hộ. Có những thời kỳ, mỗi ngày người làm nón ở Quế Minh chằm được hơn 2.000 chiếc nón và bán khắp vùng ở khu vực miền Trung.
< Vót vành lên khung.
Chủ tịch UBND xã Quế Minh Huỳnh Văn Quang cho biết, nghề nón Quế Minh thu hút từ các cụ già cho đến thanh thiếu niên, kể cả trẻ em trong làng, bởi đây là nghề không quá khó. Dù thu nhập từ nghề không cao nhưng người dân không vì thế mà bỏ nghề, mọi người vẫn gắn bó, không phai nhạt một nghề truyền thống của tổ tiên. Hiện nay, làng nghề tập trung chủ yếu ở làng Diên Lộc, với 47 hộ tham gia (150 lao động). Mỗi năm, người dân thu nhập từ nghề nón lá hơn 10 tỷ đồng…
Nón lá Quế Minh được ưa chuộng không kém nón Huế, nón Gò Găng (Bình Định) hay nón làng Chuông (Hà Nội). Người dân Quế Minh đã thổi tâm hồn vào chiếc nón, tạo nên sự thanh mảnh của dáng, sự chắc chắn trong từng đường kim mũi chỉ.
Quyết tâm giữ nghề
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng phòng Kinh tế- Hạ tầng Quế Sơn cho biết, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định công nhận làng nghề nón lá Quế Minh vào tháng 9.2013. Đây là động lực lớn để chính quyền địa phương và người dân Quế Minh quyết tâm giữ nghề nón lá mà ông cha để lại.
< Người làm nón thường chia sẻ kinh nghiệm để tạo sản phẩm đẹp hơn.
“Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, có lúc tưởng chừng như không giữ được nghề, nhưng người dân Quế Minh vẫn một lòng bền bỉ với nghề, vẫn nuôi ngọn lửa nghề để không bao giờ bị tắt bất kể sự cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm công nghiệp vừa đẹp, rẻ tràn lan trên thị trường.
Thời gian chứng minh nét đẹp và sự tiện dụng không thể phủ nhận của chiếc nón lá Quế Minh. Ngày càng có nhiều người mê đội nón lá vùng này. Và nghề đang hồi sinh, phát triển trở lại” - ông Tuấn chia sẻ.
Được biết, trong đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quế Sơn đến 2015 và những năm tiếp theo đã xác định rõ, thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương là CN-TTCN – Làng nghề. Trong đó ưu tiên phát triển các làng nghề gắn kết với các tour – tuyến du lịch của huyện cũng như các vùng lân cận, đặc biệt là nghề nón lá Quế Minh.
< Kiểm tra độ đồng đều khung nón.
Huyện đang khôi phục và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống theo hướng gắn kết với phát triển du lịch sinh thái, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, làng nghề tập trung chủ yếu ở làng Diên Lộc, với 47 hộ tham gia (150 lao động). Mỗi năm, người dân thu nhập từ nghề nón lá hơn 10 tỷ đồng…
Ông Tuấn cho rằng, để làm được điều này, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, người dân, thì sự phối hợp đồng bộ của các cấp ngành địa phương, doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Một trong những công việc quan trọng mà Nhà nước cần quan tâm, giúp đỡ là xâu chuỗi các làng nghề lại với nhau, đồng thời hỗ trợ về cơ chế, chính sách, tiêu thụ sản phẩm… để làng nghề có cơ hội phát triển.
Theo Đoàn Hồng (Dân Việt)
Du clịch, GO!
0 comments:
Post a Comment