Đỉnh Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8.848m. Tại đây đã có hơn 200 nhà leo núi và các người khuân vác người địa phương đã chết khi đang cố gắng chinh phục đỉnh núi hoặc bị kẹt lại trong những cơn bão tuyết.
Mùa leo núi năm 1996 được xem là mùa thảm họa ở Everest, với 15 nhà leo núi chết trên đường chinh phục đỉnh. Sau chuyến đi, nhiều người trong số tử nạn là các tay leo núi kỳ cựu, thậm chí đã chinh phục Everest nhiều lần trước đó.
Mùa leo núi năm 1996 được xem là mùa thảm họa ở Everest, với 15 nhà leo núi chết trên đường chinh phục đỉnh. Sau chuyến đi, nhiều người trong số tử nạn là các tay leo núi kỳ cựu, thậm chí đã chinh phục Everest nhiều lần trước đó.
Vũ Thanh Minh là một thành viên trong nhóm người Việt chinh phục đỉnh núi Everest cao nhất thế giới vào năm 2009. Trong chuyến đi này, 3 nhà leo núi người Việt trở thành những người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest.
Anh kể lại câu chuyện khác đã ghi từ Everest. Tuy nhiên câu chuyện này với một góc nhìn khác, ít người biết hơn: Nghĩa địa ở nóc nhà thế giới.
Đó là nơi tưởng niệm những anh hùng nằm lại ở cao độ 5.000m so với mực nước biển. Họ đến từ khắp thế giới, ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng cùng một tình yêu đôi khi không được trọn vẹn: Chinh phục nóc nhà thế giới bằng chính cuộc đời của họ.
Trong hành trình đến Everest không chỉ có một nghĩa địa như thế này suốt dọc đường đi. Thi thoảng, ta lại bắt gặp một hoặc vài ngôi mộ đá đứng lẻ loi bên đường.
Họ không chỉ đến để chinh phục Everest mà còn thử sức mình ở nhiều ngọn núi khác trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Và đa phần, họ mất tích hoặc tử nạn trên các hành trình quay về ở các ngọn núi tương đương về độ cao, nhưng khắc nghiệt còn hơn cả Everest.
Họ không chỉ đến để chinh phục Everest mà còn thử sức mình ở nhiều ngọn núi khác trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Và đa phần, họ mất tích hoặc tử nạn trên các hành trình quay về ở các ngọn núi tương đương về độ cao, nhưng khắc nghiệt còn hơn cả Everest.
Những ngôi mộ trên đường không đơn thuần chỉ là nơi yên nghỉ của những người chinh phục. Xung quanh họ là cả những câu chuyện, truyền thuyết về tình yêu, sự gan dạ trước những khắc nghiệt của thiên nhiên.
Tử nạn, vậy nhưng, thân xác được chôn vùi dưới một ngôi mộ, dẫu thô sơ nhưng cũng là là điều hạnh phúc lắm rồi vì trên con đường chinh phục đỉnh cao thế giới từ núi này sang vực khác vẫn còn tồn tại rất nhiều tử thi của những người leo núi chết và nằm rải rác suốt dọc theo đường đi lên đến đỉnh. Thậm chí xác chết của họ trở thành những 'cột mốc' bất đắc dĩ để những hậu bối leo sau leo... đúng đường.
Có người với công việc quay phim, khi tìm thấy xác anh ta trong những mùa leo núi sau, cả thi thể vẫn ôm chặt lấy chiếc máy quay, những mong những hình ảnh sẽ cho nhiều người biết về Everest hơn. Có người gần như thi thể không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại một phần nào đó trơ trọ giữa băng tuyết buốt giá.
Tử thì thành cột mốc không phải do người ta vô cảm đâu. Chi phí leo núi quá đắt đỏ, lại cực kỳ khó khăn do độ cao và thiếu dưỡng khí. Đã từ có nhiều người đi 'cứu xác' nhưng rồi chính họ cũng trở thành người thiên cổ ngay tại chốn này do đá lở, do vướng vào dây của chính mình mà không thể thoát được.
Năm 2006, nhà leo núi người Anh David Sharp leo tới hang Green Boots rồi tiếp tục bỏ mạng tại đây. Một năm sau, một nhà leo núi người Anh khác bị ám ảnh bởi câu chuyện về Green Boots đã cố gắng tới hang để đem thi thể xuống chân núi chôn cất. Tuy nhiên, kế hoạch bất thành vì người này không thể đào nổi thi thể ra khỏi băng giá đang đóng cứng.
Có người tưởng chừng như đã bị mất tích trên các cao độ trong nhiều ngày, nhưng anh ta vẫn sống sót, vẫn tìm đường về trại của mình trong bão tuyết, cái lạnh cắt da thịt, tay bị hoại tử và chết vì kiệt sức khi về đến trại. Tất cả nói lên nỗi kinh hoàng về ngọn núi mơ ước, nơi mà ý chí sẽ trở thành sức mạnh.
Vũ Thanh Minh đã đứng hồi lâu trước khu nghĩa địa lớn này. Gọi là lớn, vì đơn giản chẳng có nơi đâu trên thế giới có những ngôi mộ đá ở vị trí cao như thế. Các con đường đến trại nền (Basecamp) đều đi qua đây. Những người tạo ra con đường này đã cố tình hướng con đường đến nghĩa địa để tất cả những ai đã, đang và sẽ đi chinh phục Everest phải nghiêng đầu và suy nghĩ: bạn đã thật chính chắn khi muốn lên đỉnh Everest hay chưa?
Không khí lạnh giá, gió thổi bay những lời cầu nguyện trên những lá cờ đạo. Các ngôi mộ đa phần không có thi thể của các nhà leo núi. Hầu hết họ đều mất tích trong các hành trình chinh phục và xác vẫn còn nằm lại trên kia. Có ngôi mộ to, biển lớn, có những ngôi mộ giản đơn chỉ bằng vài viên đá xếp lên nhau, vô danh. Những ngôi mộ lạnh như tuyết, khô ran và đơn độc như chính cuộc hành trình mà nhiều người tưởng bạn sẽ không bao giờ một mình.
Ngày ngày, những mộ đá vẫn nằm đó: Minh chứng cho sự can trường của những nhà leo núi, cho sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Và tôi, ngày nào cũng thế, cũng nghĩ rằng nếu tôi nằm lại trên núi kia... thì tôi có được ai xếp cho mình những viên đá xếp lên nhau kia chăng?
Một câu chuyện sống sót kỳ lạ diễn ra trên ngọn núi cao nhất thế giới Everest (8.848 m so với mặt nước biển). Ngày 25-5-2006, nhà leo núi kỳ cựu người Úc Lincoln Hall, 50 tuổi, được phát hiện còn sống sót sau khi bị bỏ lại một đêm trong cái giá lạnh khủng khiếp trên đỉnh cao 8.700 m.
Trước đó một ngày, Hall cùng một đoàn hộ tống đi hỗ trợ vận động viên 15 tuổi người Úc Chris Harris trong chuyến phiêu lưu với mục tiêu trở thành người trẻ tuổi nhất chinh phục thành công đỉnh Everest. Harris phải bỏ dở ý định do gặp vấn đề về hô hấp, trong khi Hall quyết định tiếp tục chinh phục đỉnh cao.
Từng một lần cố gắng leo lên đỉnh Everest và thất bại, nhưng lần này Hall đã thành công. Tuy nhiên chỉ một giờ sau, khi đang trên đường đi xuống, Hall, trước đó còn tỏ ra rất khỏe mạnh và vui vẻ vì thắng lợi, đột ngột đi chậm dần và ngã xuống do phù não từ bệnh độ cao.
Bốn người dẫn đường Sherpa đi theo hộ tống đưa ông xuống được đến độ cao 8.700 m thì Hall gục hẳn. Sau vài giờ không thấy còn dấu hiệu của sự sống nào nơi Hall, họ cho rằng Hall đã chết nên thu nhặt tư trang của ông (để về giao cho thân nhân nạn nhân) rồi để xác Hall lại và xuống núi. Cái chết của Hall đã được đồng đội công bố, và gia đình ông đã được thông báo qua điện thoại.
Sáng hôm sau (tức là 12 giờ sau đó), một đoàn khác (đoàn cuối cùng trong mùa leo núi) do nhà leo núi người Mỹ Dan Mazur dẫn đầu phát hiện Hall vẫn còn thoi thóp giữa băng giá. Ông không chết, không ngủ, nhưng ngồi bắt chéo chân cạnh một tảng đá lớn. Áo phanh ngực, đầu trần, không găng tay, không có kính mát, không mặt nạ dưỡng khí (do ảo giác và phù não, Hall lột bỏ hết).
Họ đánh tín hiệu cầu cứu khẩn cấp. Hai người dẫn đường Sherpa trong đoàn của Hall quay trở lên núi và cố gắng đưa ông xuống trạm nghỉ tạm ở độ cao 7.000m trong lúc ông bị chứng ảo tưởng và rối loạn tâm thần do thiếu dưỡng khí và bệnh độ cao.
Được chăm sóc y tế, Hall thoát chết thần kỳ nhưng những đầu ngón tay và ngón chân ông buộc phải cắt cụt do đông cứng, không thể hồi phục lại. Đây là trường hợp kỳ lạ chưa từng thấy trong lịch sử chinh phục đỉnh cao thế giới.
Trong năm 2008, một phim tài liệu về sức sống kỳ lạ của Lincoln Hall “Left for Dead: Miracle on Everest” được chiếu trên kênh National Geographic. Lincoln Hall qua đời tại Sydney 6 năm sau tai nạn kỳ lạ này.
0 comments:
Post a Comment